MÁY ẢNH CHỤP LẤY NGAY (INSTANT CAMERA) – NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT

Ngay từ khi ra mắt máy ảnh chụp lấy ngay đã làm mưa làm gió trên thị trường, là niềm mơ ước của biết bao người thích chụp ảnh, đam mê du lịch. Bạn chỉ cần đưa máy lên, bấm chụp và ngay lập tức bạn đã có ngay 1 bức ảnh được in ra. Vậy làm thế nào mà chiếc máy ảnh nhỏ bé lại làm được điều kỳ diệu như thế.

Triết lý mà kiểu máy ảnh chụp lấy ngay này đại điện chính là: “Mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống này là duy nhất, mỗi tấm ảnh cũng là duy nhất”. Cảm giác cầm trên tay một tấm ảnh vừa chụp xong, chuyền tay nhau xem, lật album ảnh để xem đem lại nhiều cảm xúc hơn là nhìn vào máy tính.

Có lẽ, chính vì thế mà mẫu máy ảnh này vẫn có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.

 

Máy ảnh chụp lấy ngay (instant camera) đem lại cảm giác rất khác lạ khi bạn cầm bức ảnh vừa chụp xong thay vì xem trên màn hình 

Máy ảnh chụp lấy ngay (Instant Camera) là gì ?

Năm 1947, Edwin Land đã giới thiệu kiểu máy ảnh chụp lấy ngay và loại phim tương ứng (Instant Film), khiến nó nổi tiếng đến nổi người ta thường tưởng rằng ông là người đầu tiên phát minh ra kiểu máy ảnh này. Thật ra kiểu máy được phát minh (1923) sau khi Thế Chiến I kết thúc được vài năm, tức hơn chục năm trước Thế Chiến II. Nhưng, người có công phổ biến kiểu máy này lại chính là Edwin Land, có thể nói là anh hùng sinh gặp đúng thời thế. Nên chẳng ngạc nhiên khi Instant Camera còn có cái tên khác: Land Camera.

Edwin Land sáng lập ra công ty Polaroid, thật thú vị là thời điểm thành lập lại là 2 năm trước khi Thế Chiến II bắt đầu. Nhưng thời điểm công bố sản phẩm độc đáo này lại là mãi sau khi chiến tranh kết thúc. Có lẽ có nhiều ẩn tình thú vị chờ đợi người đam mê tìm hiểu thêm. Nhưng cái đáng nói ở đây là chỉ sau 2 năm công bố, tức chỉ riêng năm 1949, doanh thu chỉ tính riêng cho loại máy ảnh này đã đạt tới con số 5 triệu đô la (tính theo thời giá lúc đó). Lợi nhuận tiếp tục chảy vào Polaroid cho tới khi máy ảnh số phổ biến. Doanh số xuống dốc không phanh, năm 2008, Polaroid đóng cửa các nhà máy và tuyên bố ngừng sản xuất Instant film.

Tuy nhiên, năm 2009, nó tuyên bố sẽ quay lại sản xuất sản phẩm này. Năm 2011, bán ra máy in ảnh lấy liền tương thích với điện thoại di động – có nghĩa là dòng máy ảnh chụp lấy ngay thuần túy đã hoàn toàn bị loại bỏ.

Ngay khi Polaroid tuyên bố rút lui, Fujifilm đã tiến vào thị trường này với mẫu máy ảnh chụp lấy ngay Instax.

 

Máy ảnh chụp lấy ngay Fujifilm Instax Mini 9 là mẫu mới nhất của hãng với nhiều màu sắc cá tính và tính năng cải thiện >>> Xem chi tiết 

Chắc các bạn đều biết kiểu máy cơ trước đây, chụp lên film, rồi ta mới lấy film đó đi tráng rọi thành ảnh. Instant Camera nói đơn giản thì nó là một kiểu máy gom hết quá trình đó lại trong vài giây.

Tuy nhiên, cũng khó xếp nó vô loại máy cơ vì hiện nay đã có nhiều ứng dụng kỹ thuật số hỗ trợ quá trình này. Mà xếp nó vô loại máy ảnh số thì lại cũng không được vì nguyên lý chính vẫn là dựa vào phản ứng quang-hóa.

Thật ra cấu tạo của kiểu máy này không quá phức tạp, thay vì máy ảnh số thì màn trập mở ra để ánh sáng tác động lên cảm biến ảnh thì ở máy này, ánh sáng sẽ tác động trực tiếp lên film. Vậy thì hẳn loại phim này rất đặc biệt? Chắc chắn rồi. Thậm chí có thể nói, cái đặc biệt nhất của kiểu máy ảnh này chính là Instant Film.

Máy ảnh chụp lấy ngay Leica Sofort đang là mẫu máy ảnh được nhiều người yêu thích trên thị trường >>> Xem chi tiết 

Tóm tắt: Máy ảnh mở màn trập cho ánh sáng tác động lên film. Bằng tác dụng quang hóa, film ngay lập tức được tráng rọi xong chỉ sau vài giây. Tấm film cũng chính là tấm giấy ảnh

Instant film có gì khác biệt ?

Điều này liên quan trực tiếp đến mức độ phổ biến của loại máy này trước đây, và bây giờ. Nên có thể nói, Instant Film mang tính quyết định trực tiếp đến sự sống còn của dòng máy ảnh này. 

Trước đây, do quy trình tráng rọi ảnh rất phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề thợ tráng rọi ảnh. Cách pha chế thuốc rửa cũng phức tạp. Nói chung đòi hỏi nếu người ta muốn tự làm ra một tấm ảnh từ đầu tới cuối thì phải đi học nghề vài năm, đó là chưa tính thời gian từ lúc chụp, tráng rọi chờ khô,… mất ít nhất vài giờ. Sự ra đời của Instant Film xóa bỏ hoàn toàn quy trình phức tạp đó, nên không khó hiểu khi nó được đón nhận nồng nhiệt. Và so với cái quy trình phức tạp mất thời gian kia, nó không hề đắt.

Dưới đây xin nói rõ hơn về cấu tạo của Instant Film để anh em thích tìm tòi hiểu thêm, cũng để biết tại sao film này lại đắt tiền như vậy:

– Phim chia thành 2 phần tách biệt: Phần cảm nhận ánh sáng và Phần xuất ra hình ảnh

 

Cấu tạo của film dành cho máy ảnh chụp lấy ngay 

 

Film được chia thành 2 lớp tách biệt 

Phần cảm nhận ánh sáng gồm rất nhiều lớp: các lớp cảm biến màu (loại thường thì chỉ có RBG, loại phức tạp thì có thêm YMC), các lớp đệm trung tính, các lớp hoạt tính và quang học khác.

o Phần cảm nhận ánh sáng khi được phơi sáng, tùy vào bước sóng quang phổ mà các lớp có độ sâu khác nhau sẽ bị tác động quang hóa (như hình ví dụ bên dưới).

o Film càng cao cấp thì có càng nhiều lớp. Những lớp này rất mỏng, được xếp trực tiếp lên nhau hoặc xen kẽ với các lớp đệm trung tính.

 

Phần cảm nhận ánh sáng gồm nhiều lớp 

Tiếp theo là bước tráng rọi: 2 phần của film sẽ tiếp xúc với nhau thông qua lớp dung dịch thuốc tráng có độ kiềm cao. Phần cảm nhận sẽ bị bỏ đi, phần cuối cùng còn lại là tấm ảnh của chúng ta sau khi quy trình hoàn tất.

– Tất cả quy trình trên kể từ lúc bấm máy chỉ tốn có vài giây.

Những đặc điểm chính của Instant Film:
1.Dễ chịu tác dụng quang học. Nên tránh những tia sáng mạnh, độ xuyên thấu cao, đặc biệt như lazer, X-quang… Nếu film không đủ tốt thì ngay sau khi chụp, hóa chất trên tấm ảnh chưa ổn định mà bị chiếu sáng mạnh thì dễ làm hư ảnh (có thể thử bằng cách vẽ lên vài đường lazer, hehe)

2. Dễ chịu tác dụng của nhiệt độ. Nhiệt độ hoạt động thông thường là từ 10-30 độ C, tốt nhất là 25 độ C. Điều kiện này cũng làm khó chúng ta không ít, tức là không có chuyện chụp ảnh tuyết rơi được. Thời gian ổn định (tức là quá trình tráng rọi hoàn toàn hoàn tất) càng lâu nếu nhiệt độ càng thấp. Ví dụ, ở 10 độ C thời gian có thể kéo dài đến 5 phút.

3. Packfilm chứa chất kiềm mạnh, ăn da. Cẩn thận đặc biệt với mắt (coi Kiss-Because I’m a girl chưa).

4. Có hạn sử dụng nhất định. Nên chú ý hạn sử dụng khi mua.

5. Để lưu trữ lâu hơn (rất lâu đó) thì nên giữ ở nhiệt độ trên 0, dưới 10 độ C. Cách dễ nhất là gói Nylon cẩn thận (chống ẩm), rồi quăng vào ngăn lạnh (không được quăng vào ngăn đá đâu nhe, hư hết luôn đó). Muốn xài thì lấy ra trước 12 tiếng đồng hồ, để tấm film ổn định lại trạng thái sẳn sàng.

6. Độ phân giải: Thông thường sẽ đạt mức 3000 dải đơn sắc trên mỗi inch (ảnh cấu tạo bên dưới). Các dải đơn sắc thường gồm: Red, Blue, Green, Black, White. Nếu tính 5 dải đơn sắc = 1 dải màu thì chúng ta có 600 điểm màu trên 1 inch chiều dài. Cũng khá cao so với chất lượng in phải không?

7. Ảnh sau khi chụp lưu trữ tương tự như ảnh bình thường. Chú ý không nên để bề mặt các ảnh tiếp xúc trực tiếp với nhau, dễ bị hư.

Dải màu sắc trên mỗi tấm film 

Mỗi tấm film bao gồm rất nhiều hàng (dải màu đơn sắc) xếp liên tiếp nhau lặp đi lặp lại. Thường là Blue, Green, Red, White, Black. Độ phân giải khá cao. Nhưng không tính theo kiểu “điểm ảnh” được, mà phải tính theo kiểu “dải ảnh” thì hợp lý hơn.

>>>> Xem ngay những mẫu Máy ảnh chụp lấy ngay của 2 thương hiệu hàng đầu hiện nay về dòng máy này với giá thành tốt nhất trên thị trường hiện nay  

Nguồn: tinhte.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02438524524