TỔNG HỢP SỰ KIỆN RA MẮT APPLE MACBOOK 11/11

Sau gần nửa năm chờ đợi, Apple cuối cùng đã cho ra mắt sản phẩm đầu tiên dùng chip di động ARM “nhà tự làm” cho máy Mac, con chip này có tên gọi là M1. Bộ vi xử lý mới này sẽ nằm trong 3 sản phẩm mới: MacBook Air, MacBook Pro 13 và MacMini, hứa hẹn sẽ mang đến hiệu năng vượt trội đối thủ. Hãy cùng TecHland tìm hiểu xem con chip và những chiếc Mac mới này có gì đặc biệt nhé.

 

 

Apple M1

M1 là tên được Apple đặt cho bộ vi xử lý ARM di động dành riêng cho Mac mới, với hơn 16 tỷ bóng bán dẫn và được sản suất trên quy trình 5nm. Điều này khiến nó trở này con chip mạnh nhất mà Apple đã từng sản suất. Hơn nữa, vì bản chất của chip ARM, M1 cũng cho ra hiệu năng tiết kiệm đến đáng kinh ngạc, Apple cho rằng đây là con chip có hiệu suất cao nhất trên một watt.

Giống như chip trên iPhone 12, CPU của M1 sẽ có tổng cộng là 8 nhân, 4 nhân hiệu suất cực cao, và 4 nhân tiết kiệm điện. 4 nhân hiệu suất cực cao được Apple cho rằng là “lõi CPU nhanh nhất thế giới”. Còn 4 nhân tiết kiệm điện có hiệu suất bằng 1 chiếc MacBook Air Dual Core nhưng ít tốn điện hơn rất nhiều.

M1 được tích hợp GPU 8 nhân mạnh mẽ với hiệu suất lên tới 2.6 Teraflops, để dễ hình dung hơn con số này thì hiệu suất của máy chơi game PS4 chỉ có 1.84 Teraflops. Điều này nghĩa là GPU trên M1 nhanh hơn gần gấp đôi máy chơi game chuyên dụng của Sony.

Một đặc điểm của chip ARM mà các chip khác của Intel hay AMD không bao giờ có được, đó chính là lõi nhân đặc biệt dành riêng cho Machine Learning và AI (trí tuệ nhân tạo). Năm nay, con chip M1 của Apple có tới tận 16 lõi Neural Core dành riêng cho khả năng AI. 16 lõi này có khả năng thực hiện 11 ngàn tỷ phép tính toán trong một giây.

Với tất cả những sự thay đổi về thiết kế chip này, M1 mang lại hiệu suất CPU nhanh hơn 3.5 lần, GPU hơn 6 lần, khả năng học máy machine learning cao hơn tới 15 lần, và đồng thời cho phép tuổi thọ pin dài hơn gấp đôi so với máy Mac thế hệ trước. Ngoài ra, con chip này còn hỗ trợ chuẩn USB4 và Thunderbolt 4 mới, cải thiện cả về tốc độ truyền thông tin và băng thông. Thêm vào đó các bạn còn có thể chạy tất cả các ứng dụng từ hệ điều hành iOS và iPad OS. Với M1, Apple đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dòng máy Mac.

 

MacOS Big Sur

Kể từ sự kiện này, Apple chính thức bắt đầu update máy Mac lên MacOS 11 Big Sur. Với tính năng nổi bật mới nhất là Rosseta 2. Rosseta 2 là một môi trường biến đổi code, nói đơn giản hơn thì nó sẽ dịch code viết cho chip x86 cũ của Intel và dịch nó sang code ARM. Vì bản chất của ARM là dành cho điện thoại nên những app đã viết cho chip của Intel đều sẽ không tương thích với ARM. Với Rosseta 2 thì hầu hết tất cả các app cũ sẽ tương thích và chạy được trên chip ARM M1 mới của Apple. Để biết thêm về hệ điều hành mới này, các bạn hãy tham khảo thêm bài viết của mình tại đây………

 

MacBook Air

Trong sự kiện này, Apple cũng cho ra mắt MacBook Air chạy chip M1 mới. Về thiết kế ngoại hình thì không có gì thay đổi cả, MacBook Air năm nay vẫn giữ thiết kế đặc trưng từ năm 2018. Những thay đổi đáng kể đều xoay quanh con chip M1 nằm ở bên trong. Với M1, chiếc Air mới có hiệu năng CPU cao hơn 3 lần và mạnh hơn 98% máy tính Windows, hiệu năng GPU cải thiện gấp 5 lần Air đời cũ và nhờ 16 lõi Neural Core, khả năng machine learning tăng lên hơn 9 lần. Các bạn nên lưu ý rằng mặc dù chiếc MacBook Air này dùng chip M1 có 8 nhân GPU nhưng Apple đã tắt đi một nhân GPU chỉ còn 7 nhân mà thôi. Mình nghĩ Apple làm vậy để có thể tạo khoảng cách lớn hơn về hiệu năng đồ họa khi so sánh với người anh MacBook Pro.

Chip M1 cũng sẽ cải thiện thời lượng pin đáng kể, hãng cho rằng thời gian lướt web lên đến 15 giờ và có thể xem video liên tục trong 18 tiếng. Tăng hơn 6 tiếng so với bản MacBook Air trước.

Nhờ hiệu năng vượt trội của chip M1 mới, MacBook Air giờ đây vẫn có thể chạy mát mà không cần đến quạt tản nhiệt.

Mặc dù với hiệu suất vượt trội hơn hẳn chiếc MacBook Air đời trước, chiếc Air mới này vẫn giữ giá khởi điểm hấp dẫn tại $999.

 

 

MacMini

Ngay sau màn ra mắt độc đáo của chiếc MacBook Air, Apple đã giới thiệu với thế giới phiên bản nâng cấp đặc biệt của chiếc MacMini. Giống với chiếc Air, năm nay, hầu hết những thay đổi đều là từ con chip M1 mới. Vậy nên, thiết kế của chiếc MacMini vẫn y hệt như năm ngoái. Hiệu năng MacMini năm nay cải thiện đáng kể, với CPU nhanh hơn 3 lần, GPU mạnh hơn 6 lần và khả năng Machine Learning cũng được cải thiện nhanh hơn 15 lần thế hệ trước.

Giá của MacMini chưa bao giờ phải chăng hơn khi giá khởi điểm của chiếc này là $699 rẻ hơn thế hệ trước $100.

 

 

MacBook Pro 13

 

Có lẽ là màn ra mắt bất ngời nhất trong sự kiện ngày hôm nay, sau 2 màn ra mắt mới lạ của chiếc MacBook Air và MacMini, Apple chính thức đưa chip M1 lên dòng sản phẩm Pro đầu tiên của mình, MacBook Pro 13. MacBook Pro 13 năm nay không có một chút thay đổi nào về thiết kế, nhưng nhờ hiệu năng vượt trội của chip M1, CPU giờ đây đã nhanh hơn 2.8 lần, GPU mạnh hơn 5 lần, Machine Learning được cải thiện gấp 11 lần. Nếu so sánh với máy windows cùng cấp, thì chiếc Pro 13 này nhanh hơn gấp 3 lần. Ngoài ra, thay vì tắt 1 nhân GPU như trên chiếc Air, MacBook Pro có đầy đủ 8 nhân GPU.

Khác với chiếc MacBook Air, bên trong MacBook Pro có 1 quạt tản nhiệt. Điều này sẽ giúp cho chip M1 có thể ép xung cao và lâu hơn.

Thời lượng pin cũng được cải thiện rất đáng kể, Apple cho rằng thời lượng lướt web lên đến 17 giờ và 20 giờ khi chơi video. Chiếc MacBook Pro 13 inch mới này sở hữu thời lượng pin lâu nhất trong dòng MacBook.

 

Vậy đó là tất cả những gì mới trong sự kiện ra mắt Mac chạy chip ARM “nhà tự trồng”. Các bạn nghĩ sao về nước đi này của Apple? Liệu chia tay Intel có phải là một bước đi đúng đắn? Các bạn hãy comment phía dưới nhé! Mong bài viết này giúp ích cho các bạn. Hẹn các bạn ở những bài viết lần sau.

 

Tham khảo giá MacBook tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02438524524