USB-C CỔNG KẾT NỐI USB ƯU VIỆT NHẤT HIỆN NAY

Cổng USB-C có thiết kế 2 đầu giống nhau cho phép kết nối hai chiều, vì vậy người dùng sẽ không cần phải lo lắng về việc cắm ngược đầu, rất nhanh và tiện. Nhỏ gọn, truyền dữ liệu nhanh, sạc điện mạnh mẽ có thể tích hợp trên nhiều thiết bị, nên trong thời gian sắp tới các cổng USB 2.0, HDMI, VGA, cổng sạc trên các thiết bị điện tử sẽ đều được chuyển đổi thành cổng USB-C.

 

 

USB-C là gì ?

USB-C chuẩn kết nối USB mới nhất (USB3.1) cho đến thời điểm này. Trong tương lai chuẩn kết nối này được dự đoán sẽ ngày càng phổ biến hơn.

Hiểu nôm na thì đây là chuẩn USB được phân loại C, dùng để phân biệt với cổng USB loại A (loại cổng USB thông thường) hoặc loại B (loại cổng micro USB).

 

USB-C có thiết kế đẹp, chắc chắn hơn hẳn so với các chuẩn USB trước đây.

 

Những ưu điểm của chuẩn kết nối USB-C:

Dễ dàng kết nối: Đã bao giờ bạn gặp tình trạng phải loay hoay cắm USB nhưng không lọt vì cắm ngược ? Với USB-C thì sẽ không có tình trạng này do thiết kế 2 đầu giống nhau, nên bạn cắm thế nào cũng được, rất nhanh và tiện.

 

 

Rất nhỏ gọn: Cổng USB-C lỗ cắm rất nhỏ (kích thước là 8.4 x 2.6 mm), không chỉ đảm bảo về mặt thẩm mỹ mà còn giúp các nhà sản xuất dễ dàng tích hợp trên các thiết bị mỏng.

Ổ cứng di động mới nhất của hãng Lacie là Porche P9227 giao tiếp với máy tính

bằng cổng USB-C >>> xem ngay.

 

Tốc độ truyền tải nhanh: Dữ liệu được truyền qua cổng USB-C có tốc độ tối đa có thể lên đến 10 Gbps (tức là gấp đôi chuẩn 3.0). Chẳng hạn bạn chép một bộ phim nặng 2.5 GB qua cổng USB-C thì có thể chỉ mất khoản 2 đến 5 giây.

Lưu ý: Tốc độ truyền tải trên chỉ đạt trong điều kiện tốt nhất, đó là bạn kết nối 2 thiết bị đều có hỗ trợ USB-C, còn trong các trường hợp khác tốc độ sẽ giảm xuống.

Ví dụ: Bạn kết nối một chiếc USB 2.0 với laptop qua cổng USB-C thì tốc độ truyền tải dữ liệu cũng chỉ đạt mức 2.0 chứ không thể đạt mức lý tưởng như trên.

 

Chịu được dòng điện vào cao hơn: Nếu như chuẩn micro USB thông thường chỉ cho phép cường độ dòng điện đi vào smartphone là 3A trở xuống thì cổng USB-C lại cho phép dòng điện đi vào lên tới 5A, từ đó trên lí thuyết thì cổng USB-C có thể giúp bạn sạc đầy một chiếc smartphone chỉ trong vòng vài chục phút. Nhờ sự ưu việt này mà cổng USB-C đã được các hãng máy tính sử dụng thay thế cho các cổng sạc hình tròn với nhiều kích thước to nhỏ vô tổ chức trước đây. 

 

Đa năng: Trên Macbook, cổng USB-C có thể xuất âm thanh, hình ảnh, trao đổi dữ liệu thay thế cả 6 cổng HDMI, VGA, USB, DisplayPort, Thunderbolt và cổng sạc.

 

 

Thiết bị nào hỗ trợ USB-C ?

Hiện tại đã có rất nhiều sản phẩm công nghệ sử dụng cổng USB-C như: điện thoại thông minh, máy tính xách tay, ổ cứng di động, USB Drive…đặc biệt là các sản phẩm âm thanh: loa Bluetooth di động.

 

Thế hệ máy tính Apple mới nhất bao gồm: MacBook Pro 2016, MacBook 12 inches 2016

đều sử dụng cổng USB-C. 

 

Tiên phong là hãng âm thanh lẫy lừng của Đan Mạch Bang & Olufsen đã tung ra thị trường 3 sản phẩm loa Bluetooth di động là: Beolit 17, Beoplay A2 Active, Beoplay A1 đều sử dụng nguồn sạc vào là cổng USB-C… Mang đến sự đa năng và tiện lợi trong việc sạc pin cho loa khi có thể sử dụng tất cả các cục sạc bất kỳ kết nối với cáp USB-C đi kèm theo loa. 

 

Mẫu loa Bluetooth di động Bang & Olufsen Beoplay A1.  

 

 Mẫu loa Bluetooth di động cao cấp Beolit 17.

Dễ sản xuất: Giống như cổng micro USB, USB-C có thể được sản xuất bởi bất kì hãng công nghệ nào chứ không quá chuyên biệt, từ đó sẽ giúp độ phổ cập của chuẩn USB-C ngày một cao hơn và trong tương lai, thị trường sẽ có rất rất nhiều thiết bị hỗ trợ chuẩn này.

 

>>> Xem ngay bài viết ứng dụng cổng sạc USB-C vào loa bluetooth di động cao cấp B&O Beolit 17, pin nghe cả ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02438524524