Mấy năm trở lại đây, nhờ sự phổ biến của tai nghe không dây Apple AirPods Pro, một số nhà sản xuất không chính thức đến từ Trung Quốc đã cho ra rất nhiều mẫu AirPods Pro nhái rất tinh vi ở trên thị trường. Vậy thì làm cách nào để có thể phân biệt được hàng thật với hàng Fake? Hãy cùng TecHland tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Trong bài viết này mình sẽ chỉ cho các bạn những thủ thuật phát hiện chiếc AirPods Pro giả, nếu các bạn muốn xem thủ thuật phát hiện AirPods thường giả thì các bạn có thể tham khảo thêm bài viết của mình tại ======> ĐÂY
- Hiểm nguy của việc mua AirPods Pro Fake
Lời khuyên chân thành nhất của mình đến với các bạn là đừng nên cố tình mua những chiếc AirPods Pro Fake. Vì chúng thường được sản xuất một cách rất là cẩu thả với mục đích duy nhất là làm thế nào để giống hàng thật nhất. Chính vì vậy nên những chiếc AirPods Pro này không hề đạt tiêu chuẩn an toàn từ những tổ chức quốc tế, gây lên những hiểm nguy tiềm tàng về sức khoẻ cho người sử dụng chúng. Một người đàn ông người Canada đã bị bỏng tai sau khi làm rơi chiếc AirPods nhái của mình. Vậy nên, để bảo vệ chính sức khoẻ của mình, các bạn không nên sử dụng AirPods Pro Fake.
2. Các phân biệt giữa hàng thật và hàng nhái
Giá bán
Khi mua AirPods thì các bạn nên để ý giá bán, bởi vì Apple hầu như không bao giờ giảm giá hay flash sale sản phẩm của họ trên trang bán chính thức. Vậy nên, giá của AirPods Pro chính hãng luôn giao động ở mức 5-7 triệu đồng mới nguyên seal còn AirPods bản thường sẽ dao động từ 3-4 triệu đồng. Còn những chiếc Fake sẽ có giá bán giao động khá nhiều tuỳ vào chất lượng Fake. Trong quá trình nghiên cứu để viết bài này thì mình nhận thấy rằng AirPods Pro bản Rep 1:1 có chất lượng hoàn thiện cao nhất và được quảng cáo là giống đến 98% bản thật, có giá bán từ 1 triệu đến 1,5 triệu, loại AirPods thường thì sẽ rẻ hơn ở tầm giá 200.000 đến 500.000 đồng. Mình nghĩ tốt nhất là các bạn không nên tin tưởng giá bán nào thấp quá mức trừ khi nó đến từ những nguồn uy tín như TecHland
Vỏ hộp
Vỏ hộp của hàng nhái được làm một cách rất tinh vi, nếu nhìn thoáng qua thì chắc mọi người cũng khó mà nhận ra được đâu là nhái, đâu là thật. Nhưng nếu bạn nhìn kỹ vào phần dán tem ở đáy hộp, thì bản Fake sẽ chỉ được dán một tem gắn liền được đặt cao hơn, còn bản thật thì sẽ được chia ra thành 2 tem riêng biệt được đặt thấp và sát với mép hộp. Ngoài ra, hộp thật sẽ có kích cỡ nhỏ hơn bản fake.
Case sạc
Khi nhìn vào mặt trước của case sạc thì các bạn có thể để ý rằng trên bản thật, cái phần dùng để mở nắp sạc được gia công một cách tốt hơn, những bề mặt được cắt một cách rất mượt mà. Trong khi đó bản nhái thì được gia công cẩu thả hơn, bề mặt dùng để mở nắp sạc nó sẽ sâu và sắc hơn. Ngoài ra, khi đóng nắp vào thì bản thật sẽ có lỗ hở chạy xuyên suốt vòng quanh case sạc, còn bản fake sẽ không có lỗ hở này.
Khi lật sang mặt sau của Case sạc thì chúng ta có thể thấy được dòng chữ “Designed by Apple in California” và “Assembled in China” được in một cách rất đậm và rõ ràng trên bản thật. 2 dòng chữ này cũng có cỡ chữ to hơn so với bản nhái.
Tiếp đến là phần đáy case, nơi có cổng sạc Lightning, bản thật thì viền kim loại xung quanh cổng này nó sẽ được làm bóng loáng và nhỏ hơn so với bản Fake.
Tai nghe
Chi tiết đầu tiên và rõ nhất bạn nên kiểm tra đó chính là cái sensor ánh sáng nằm ở mặt trong của chiếc tai nghe. Sensor này dùng để nhận biết xem người dùng có đang đeo tai nghe hay không. Trên bản Fake thì sẽ không hề có cảm biến này.
Các bạn cũng nên để ý chi tiết lỗ Diffuser, bản Fake sẽ có một viền màu xám rất nhỏ xung quanh lưới Diffuser. Ngoài ra, khi bạn chiếu ánh sáng vào phần này, bản thật sẽ phản chiếu lại ánh sáng.
Phần mềm
Mình cũng khá ngạc nhiên là khi kết nối bản Rep 1:1 này với iPhone thì nó cũng hiện lên animation y hệt như lúc bạn đang kết nối AirPods Pro thật vậy. Nhưng vì bản nhái không có cảm biến ánh sáng ở trong tai nên nó sẽ thiếu mất tính năng tự động dừng nhạc khi bỏ tai nghe. Thêm vào đó thì bản nhái cũng không có Taptic Engine nên các bạn cũng không thể tương tác với nó như bản thật được.
Kiểm tra trên hệ thống bảo hành của Apple
Đây là cách kiểm tra chắc ăn nhất vì sản phẩm chính hãng nào của Apple cũng sẽ có một Serial Code độc nhất. Để có thể kiểm tra Serial Code này thì các bạn hãy truy cập vào trang web: https://checkcoverage.apple.com.
Nếu như các bạn đã gõ xong Serial Code nó chuyển tiếp đến trang có hiện hình AirPods Pro thì sản phẩm của bạn là chính hãng của Apple. Còn nếu nó bảo “Serial number isn’t valid” thì AirPods bạn mua không đến từ Apple.
Có 3 cách để check Serial code của AirPods:
Trên hộp:
Ở phần đáy hộp AirPods sẽ có tem Serial Code được dán ở đó.
Phần nắp AirPods:
Khi mở nắp AirPods ra thì các bạn có thể tìm thấy Serial Code ở nằm ở phần dưới nắp.
Trong Settings điện thoại:
Khi đang kết nối với AirPods, các bạn hãy vào Settings >>>> Bluetooth >>>> tìm tên AirPods của bạn >>>> Bấm chữ i ở bên phải >>>> sau đó các bạn có thể thấy được Serial Number.
Vậy đó là những cách kiểm tra tính xác thực của AirPods. Mong bài viết này có ích cho các bạn, hẹn các bạn vào những bài viết sau.
Các bạn có thể tham khảo giá AirPods Pro chính hãng tại =========> ĐÂY
Nguồn ảnh: Legitcheckapp, Redskullproductions