CÁCH PHÁT HIỆN AIRPODS GIẢ – THỦ THUẬT LEGIT CHECK AIRPODS

Với sự phổ biến của tai nghe không dây true wireless hiện nay, nhất là với sản phẩm AirPods của Apple được một phần lớn người dùng lựa chọn sử dụng, biến chiếc tai nghe này thành sản phẩm không dây bán chạy nhất thế giới. Vậy nên, cũng không lạ gì khi có một số nhà sản xuất hàng nhái không chính thức đến từ Trung Quốc đang cố gắng phỏng lại y theo Airpods thật với độ chính xác đến đáng kinh ngạc. Nhưng các bạn đừng lo, trong bài viết này, TecHland sẽ chỉ cho bạn các thủ thuật để có thể phát hiện ra đâu là hàng giả, đâu là hàng thật nhé.

Trong bài viết này thì mình sẽ chỉ viết về AirPods thường thôi, còn AirPods Pro mình xin phép sẽ viết một bài riêng biệt sau để có thể đi sâu vào nhiều chi tiết hơn nữa.

 

  1. Những hiểm nguy khi mua Airpods Fake

Tình trạng AirPods Fake đang càng ngày càng trở nên phổ biến vì các nhà sản xuất hàng nhái đã có thời gian để nghiên cứu và cải thiện quá trình sản xuất, sao cho sản phẩm nhái của họ giống thật với chi phí rẻ nhất có thể. Chính vì lý do này nên những chiếc AirPods giả thường được sản xuất một cách rất là cẩu thả, không hề đạt tiêu chuẩn an toàn từ các tổ chức quốc tế, mang tới những hiểm họa tiềm tàng cho tới thính giác của người dùng. Nhiều người dùng đã phản ánh khi họ cố tình mua AirPods nhái vì tiếc tiền nhưng rồi thất vọng vì mặc dù nhìn rất giống hàng thật nhưng âm thanh cho ra gây đau tai, nhức đầu, thậm chí đã có trường hợp một người ở Canada bị bỏng tai sau khi làm rơi chiếc AirPods nhái của mình. Vậy nên, với những rủi ro như vậy thì cá nhân mình cũng khuyên mọi người không nên tiêu tiền vào mua AirPods Fake, với giá như vậy thì thà mua sản phẩm từ những hãng có uy tín còn hơn là đánh liều chính sức khỏe của mình.

Các bạn có thể tham khảo thêm tai nghe không dây tại ======> ĐÂY.

 

      2.  Những cách để phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.

Giá bán

Nếu các bạn để ý thì Apple rất ít khi sale off hay đột nhiên giảm giá sản phẩm trên trang bán chính hãng của họ, giá của AirPods chính hãng luôn luôn dao động ở tầm 3 triệu đến 4 triệu cho AirPods bản thường mới và 5 triệu đến 7 triệu cho AirPods Pro mới. Còn AirPods Fake thì giá bán sẽ giao động khá nhiều tùy vào chất lượng fake. Từ mấy trăm cho đến 2 triệu đều có, trong quá trình nghiên cứu cho bài viết này thì mình nhận thấy bản fake chất lượng cao nhất là Rep 1:1, được quảng cáo là giống tới 98% đồ thật, có giá bán từ 200.000 đến 500.000 đồng cho bản Airpods thường. AirPods Pro Rep 1:1 sẽ có giá bán từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng. Vậy nên, mình khuyên các bạn rằng trừ khi là sản phẩm đến từ nguồn bán uy tín như TecHland thì nếu như giá rẻ hơn chính hãng đến mức bất ngờ thì không nên tin tưởng.

Các bạn tham khảo thêm về giá AirPods chính hãng tại TecHland

Các bạn tham khảo thêm về giá AirPods Pro chính hãng tại TecHland

 

Ngoại hình  

Nếu như các bạn đã mua AirPods rồi và đang muốn kiểm tra xem liệu sản phẩm mình có phải hàng giả không thì điều đầu tiên và rõ ràng nhất là kích cỡ vỏ hộp. Hộp giả sẽ có kích cỡ to hơn một chút, chất lượng in bị mờ, nhiều dòng thông tin chi tiết sơ sài với cỡ chữ to hơn bản thật. Đồ họa sản phẩm cũng không được chính xác với bản thật có thêm hình vẽ dây sạc Lightning.

 

Khi mở hộp thì hộp fake sẽ rất cấn, cứng, khô và không được mượt mà như mở bản chính hãng. Cũng như bao sản phẩm Apple khác, với AirPods chính hãng thì các bạn chỉ cần nhấc hộp lên là phần bên dưới sẽ từ từ trượt xuống một cách rất nhẹ nhàng.

Trong hộp thì bản Fake chỉ có một tờ hướng dẫn sử dụng duy nhất với toàn chữ Trung Quốc, AirPods thật sẽ có rất nhiều tờ hướng dẫn sử dụng với nhiều thứ tiếng khác nhau, bao gồm cả Tiếng Việt. Ở phần tem ghi thông tin cũng toàn bằng tiếng Trung Quốc và thay vì nhiều tem dán tách biệt như trên hàng thật, bản fake chỉ có một tem dán duy nhất.

Ngoài ra, khi bạn kiểm tra phần tem chữ AirPods nằm bên cạnh hộp thì: Thứ nhất, là hộp thật sẽ KHÔNG có dòng chữ “Wireless Charging Case”. Thứ hai, khi chiếu đèn pin vào phần chữ AirPods, bản fake sẽ không phản chiếu ánh sáng.

Cái case sạc của 2 sản phẩm này cũng khác nhau khá nhiều. Cái đầu tiên đập vào mắt chính là vị trí của nút Reset ở mặt lưng máy. Nút này trên bản thật nó sẽ được đặt thấp hơn, gần với đáy của Case thay vì nằm ở giữa như bản fake. Ngoài ra, nút này trên bản fake là nút giả, các bạn cố đến mấy cũng không tài nào bấm nổi. Bản lề của AirPods thật cũng được làm bằng kim loại sáng bóng thay vì kim loại nhám.

Thêm vào đó là các bạn cũng nên để ý về chất lượng hoàn thiện của chiếc AirPods. Apple được biết tới là hãng có quy trình kiểm soát chất lượng rất khắt khe. Vậy nên những khiếm khuyết trên bề mặt tai nghe hầu như không tồn tại. Tai nghe Fake thường có những khiếm khuyết như bề mặt tai nghe không phẳng, lỗ khuyết của tai nghe bị cắt một cách rất thô và sắc.

 

Phần mềm

Mình thấy ngạc nhiên khi cả AirPods fake cũng có thể kích hoạt animation kết nối không khác gì bản thật. Thậm chí nhiều bản giả còn có cả bề mặt cảm ứng bên cạnh tai, cho phép người dùng tùy chỉnh những tính năng như nhấp đúp tai trái, tai phải để chuyển bài, tự động phát hiện khi đang trên tai.

Nhưng một cái để lưu ý là lúc kết nối, AirPods xịn ra phát một tiếng “từng tưng” để báo hiệu cho các bạn biết là đã kết nối thành công với điện thoại. AirPods Fake không hề có tiếng này.

 

Kiểm tra trên hệ thống bảo hành của Apple

Đây là cách kiểm tra chính xác nhất vì mỗi sản phẩm chính hãng của Apple sẽ đều có một serial code độc nhất. Để kiểm tra xem AirPods của bạn có phải là hàng thật không thì các bạn hãy vào trang web này https://checkcoverage.apple.com.

Nếu như các bạn đã gõ xong Serial Code nó chuyển tiếp đến trang có hiện hình AirPods thì sản phẩm của bạn là chính hãng của Apple. Còn nếu nó bảo “Serial number isn’t valid” thì AirPods bạn mua không đến từ Apple.

 

 

Có 3 cách để check Serial code của AirPods:

Trên hộp:

Ở phần đáy hộp AirPods sẽ có tem Serial Code được dán ở đó.

Phần nắp AirPods:

Khi mở nắp AirPods ra thì các bạn có thể tìm thấy Serial Code ở nằm ở phần dưới nắp.

 

Trong Settings điện thoại:

Khi đang kết nối với AirPods, các bạn hãy vào Settings >>>> Bluetooth >>>> tìm tên AirPods của bạn >>>> Bấm chữ i ở bên phải >>>> sau đó các bạn có thể thấy được Serial Number.

Vậy đó là những cách kiểm tra tính xác thực của AirPods. Mong bài viết này có ích cho các bạn, hẹn các bạn vào những bài viết sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02438524524