Những chiếc tai nghe vốn có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động khá đơn giản, tuy nhiên hệ thống bên trong rất nhỏ, tinh vi, chính vì vậy dễ bị “tổn thương” nếu gặp phải tác động mạnh từ bên ngoài hoặc khi phải làm việc “quá sức”. Những sự cố thường gặp đối với một chiếc tai nghe có thể kể đến như: Tiếng rè, mất tiếng đo đứt ngầm, rò điện, màng bị bong tróc, hay phổ biến nhất là dây bị xoắn gập dẫn đết đứt.
Dưới đây là một vài biện pháp nên áp dụng để giúp tai nghe hoạt động bền bỉ và không bị hỏng hóc:
1, Với tai nghe in ear:
Loại tai nghe có cấu tạo nhỏ gọn nên cũng rất dễ bị đứt ngầm hoặc thậm chí là… đứt hẳn nếu vô tình bị kéo căng. Các điểm nối là những điểm dễ bị tổn thương nhất, chẳng hạn như khu vực jack 3.5, khu vực chữ Y, cụm mic và phím bấm (với loại tai nghe có mic) và điểm nối củ loa. Ngoài việc giữ tai nghe tránh các tác động vật lý mạnh, người dùng có thể sử dụng một vài biện pháp bảo vệ, gia cố, chẳng hạn như bọc lò xo bút bi, bọc băng dính, gen co nhiệt để ở những nơi được coi là yếu điểm. Trên thị trường hiện nay cũng có những loại dây chuyên dụng cho việc bọc dây tai nghe với mức giá khá rẻ và có tính thẩm mỹ cao.
Để tránh việc hỏng hóc và giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc sử dụng dây, một vài nhà sản xuất còn sử dụng jack kết nối giữa dây và 2 củ loa. Điều này sẽ giúp chúng ta có thể dễ dàng thay thế hoặc nâng cấp từng bộ phận, tuy nhiên điểm yếu lại nằm ở chính những điểm kết nối này, phần lớn thường khá nhỏ bé và yếu, nếu tháo lắp không đúng cách có thể dẫn đến hỏng cả củ và dây.
Tai nghe in ear Marshall Mode EQ với khu vực Jack 3.5mm được bọc hợp kim bền chắc.
Một sự cố khác cũng thường gặp trên các tai nghe này, đó là tình trạng bị rè hay mất tiếng. Có thể do dây, do mối hàn bị oxi hoá, nhưng một khả năng không nhỏ là do driver có vấn đề.
Những chiếc tai nghe sử dụng driver Dynamic (có màng loa) có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu người dùng bật nhạc với âm lượng quá lớn trong thời gian dài hoặc bị va đập mạnh. Với nhiều tai nghe cao cấp hiện nay sử dụng tới 2, 3 hoặc thậm chí là cả chục driver trong một củ loa, người dùng cần bảo quản trong các túi, hộp đựng tai nghe để tránh các tác động vật lý, hoá học. Bởi chỉ cần một driver gặp trục trặc, chất lượng âm thanh phát ra cũng sẽ không còn được như ý đồ của nhà sản xuất nữa.
2, Bảo quản tai nghe sau khi sử dụng: bằng thanh cuốn và bao đựng.
3, Một vài góp ý nhỏ trong quá trình sử dụng:
Hạn chế dùng tai nghe khi đi ngủ: Nghe nhạc giúp chúng ta dễ ngủ hơn, nhưng chiếc tai nghe có thể bị làm hỏng bởi những tác động của chúng ta trong quá trình vô thức đó, chưa kể đến những tác động xấu đến chính bản thân người sử dụng.
Vệ sinh tai sạch sẽ: Tai người là nơi tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với chiếc tai nghe nhất, vậy nên ảnh hưởng của chúng lên thiết bị cũng là không nhỏ. Sử dụng tai nghe cũng làm lượng vi khuẩn trong tai chúng ta tăng lên đáng kể, vậy nên hãy vệ sinh đôi tai của bạn trước và sau khi sử dụng tai nghe.
Sử dụng và bảo quản trong môi trường sạch sẽ, khô ráo, tránh trường hợp bụi bẩn, nấm mốc có thể lọt vào các lỗ thoát âm.
4, Với tai nghe chụp:
Tai nghe dạng này thường có kích thước trung bình đến khá lớn, “trâu bò” hơn tai nghe in-ear nhưng cũng không phải là không có điểm yếu. Ngoài việc áp dụng các phương pháp bảo vệ như đã kể ở trên, người dùng tai nghe chụp cũng cần lưu ý một vài điểm:
Khi ngừng sử dụng, hãy treo tai nghe chụp trên giá thay vì để trên mặt bàn, hạn chế sử dụng khi đi ngủ.
Hãy đặt tai nghe chụp trong các túi, hộp đựng chuyên dụng vì các khớp nối rất dễ bị hư hại.
Phần củ tai có diện tích lớn thường được các nhà sản xuất tận dụng để trang trí, vậy nên cũng cần tránh cọ sát, gây mất thẩm mỹ.
Phần đệm (pad) tai nghe rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, pad bằng đệm mút có thể là môi trường sinh sống lý tưởng của các loại nấm mốc và vi khuẩn, vậy nên chúng ta cần thường xuyên vệ sinh và giữ chúng sạch sẽ. Điều này cũng sẽ giúp loại pad bằng da khó bị bong tróc hơn.
Xem ngay các mẫu tai nghe đang được giảm giá Khuyến Mại Tết cực kỳ hấp dẫn tại TecHland.