Categories: Góc tư vấn

KHÁM PHÁ BÍ ẨN TẠO RA “CHẤT ẢNH RIÊNG” DANH TIẾNG CỦA LEICA

Một bức ảnh đặc biệt từ máy ảnh Leica được tạo nên từ sự kết hợp của nhiều yếu tố vật lý và quang học, đến cảm nhận của con người. “Chất Leica” là sự tổng hợp của những màu sắc rực rỡ, sự chuyển vùng tinh tế kết hợp với những nội dung giàu cảm xúc, làm cho bức ảnh có tác động lớn tới thị giác và cảm xúc của con người.

Chất ảnh riêng của Leica được tổng hợp từ nhiều yếu tố, màu sắc, sự tinh tế, nội dung giàu cảm xúc tác động tới thị giác của con người 

Irakly Shanidze – một nhiếp ảnh gia đến từ Georgia, khá nổi tiếng với những sản phẩm cho các tạp chí ảnh nổi tiếng ở Nga và Mỹ chia sẻ quan điểm về “chất Leica” danh tiếng.

NAG Irakly Shanidze chia sẻ quan điểm của mình về “chất Leica” 

Điều gì đã làm cho những bức ảnh được chụp từ Leica trở nên khác biệt ?

Leica dùng ma thuật để tạo nên những bức ảnh để đời ? Irakly đã đi tìm lời giải cho câu hỏi trên theo góc nhìn khoa học, và câu anh đã có lời giải thích tương đối phù hợp cho dù chưa chắc nó đã làm thoả mãn đa số người chơi ảnh …

Leica đã dùng ma thuật để tạo ra các bức ảnh để đời ?

Lý do để cho ra những bức ảnh chụp từ Leica trở nên khác biệt so với phần còn lại là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố. Nổi bật chính là hiệu ứng hay còn được gọi là “Leica Glow”, đó là sự thể hiện vùng chuyển mềm mại và màu sắc nổi bật.

Một số yếu tố khác thì lại rất khó để chỉ ra, nhiều yếu tố thậm chí không liên quan gì đến tính chất quang học của ống kính. 

Đầu tiên, cách mà Leica (và một số ống kính Carl Zeiss) tái tạo lại hình ảnh là “không thực tế” Tại sao các bức ảnh lại và gây ấn tượng như thế? Bởi vì nó không thật và đẹp hơn thực tế.

Ví dụ: bạn nhìn lên bầu trời, trời rất sáng và có thể nhìn thấy rất ít các đám mây, rồi bạn đeo kính Polarized, đột nhiên bạn có thể nhìn thấy trời xanh, đầy đủ màu sắc, đủ hình dạng như những hình ảnh 3D. Hoặc là khi bạn sử dụng kính lúp, từng chi tiết đươc hiển thị đẹp đẽ.

Một bức ảnh được chụp bởi Leica giống như sự kết hợp sự kết hợp của kính phân cực và kính lúp: tương phản cao, chi tiết tuyệt vời ở những điểm mà bạn thích, sự mềm mại ở những khu vực rìa và bạn không cần tốn nhiều công sức để cảm nhận toàn bộ những dải màu tuyệt vời trên toàn khung hình.

Tất cả những điều này làm cho bức ảnh có cảm giác không gian 3 chiều, làm bạn có cảm giác bạn chỉ cần đưa tay là chạm được tới chủ thể.

Bokeh của Leica

“Bokeh” xuất phát từ một từ tiếng Nhật (boke ぼけ, danh từ của “bokeru” ぼける, nghĩa là “nhòe”), mô tả về vùng nằm ngoài khoảng nét, vùng bị nhòa mờ.

Hiệu ứng Bokeh khi dùng máy ảnh Leica SL, Noctilux 1.0/50, f/1б 1/125, ISO1600

Ống kính Leica tạo ra hiệu ứng bokeh rất dễ chịu với mắtmắt, những điểm sáng thì tạo nên những hình tròn hay tương đối tròn với màu sắc đồng đều khi chụp ở khẩu lớn nhất. Loại bokeh này được gọi là trung tính (neutral). Một số ống kính khác thì có bokeh và những điểm sáng tạo thành hình tròn và sáng nhất ở trung tâm, ra đến rìa thì tối dần. Loại bokeh này được gọi là “positive” và nhìn rất đẹp. Bokeh thì hoàn toàn là ý kiến chủ quan của mỗi cá nhân, nên việc tranh luận loại bokeh nào đẹp hơn thì thật vô nghĩa. Còn loại bokeh mà ở rìa lại sáng hơn ở trung tâm thì gọi là bokeh “negative”. Hầu hết các ống kính zoom hay ống kính prime chất lượng thấp thì đều có kiểu bokeh này, và đa phần khi khảo sát, rất ít người thích hiệu ứng bokeh “negative”.

Khi khép khẩu, một yếu tố khác cần phải đưa vào cân nhắc: chính là “số lượng lá khẩu”, có ảnh hưởng trực tiếp đến hình dạng bokeh. Ống kính Leica thường có ít nhất 9 lá khẩu, tạo nên hình tròn đẹp khi khép khẩu.

Các ống kính máy ảnh Leica luôn giữ được chi tiết và dải màu ở vùng bokeh, đặc biệt là vùng highlight. Các ống kính từ Đức quả thật có một công thức đặc biệt để tạo nên Dynamic Range rất cao trong những sản phẩm của mình.

Bí ẩn về micro-contrast trên ống kính máy ảnh Leica

Điều làm cho ống kính Leica trở nên khác biệt chính là micro-contrast rất cao. Đó là sự tách biệt giữa các chi tiết chỉ hơi tối hoặc hơi sáng trong những khu vực có sự tương đồng về màu sắc. Micro-contrast chính là yếu tố tạo nên dải màu rộng, sâu và vùng chuyển mềm mại từ sáng sang tối, tạo nên những hiệu ứng 3 chiều rất thật và dễ chịu.

Hiệu ứng 3 chiều rất thật và dễ chịu khi chụp bằng ống kính máy ảnh Leica (Leica SL, Noctilux 1.0/50, f/1. ISO3200)

Điều quan trọng ta cần hiểu, là micro-contrast không liên quan đến độ nét ở các chi tiết. Ống kính có micro-contrast cao thường không cần phải lấy nét hoàn toàn chính xác đế bức ảnh đạt độ nét “vừa mắt”. Đó cũng là lý do tại sao các ống kính chụp chân dung thường không cần có độ nét tối đa để hiển thị rõ toàn bộ các chi tiết trên vùng da, mà chỉ cần tạo nên hiệu ứng 3 chiều cho toàn bộ khuôn mặt, với đôi mắt và bờ môi nhìn thật sống động mà thôi.

Mức độ micro-contrast thì lại ngược với số lượng thấu kính và thành phần trong mỗi ống kính. Lý do chính là, mỗi thấu kính hay mỗi thành phần thì đều có 2 bề mặt, mỗi bề mặt lại tạo nên những nguồn phản xạ bên trong. Càng ít sự phản xạ thì độ tương phản càng cao, chỉ đơn giản như vậy thôi! Đó là lý do tại sao ống kính có hệ thấu kính bên trong phức tạp (ống zoom) thường có độ tương phản thấp.

Ống kính Leica M thì lại có công thức khá đơn giản. Nếu so sánh với những ống kính prime SLR, ống kính của máy rangefinder thường ít hơn 2 thấu kính ở phía sau. Ống kính SLR thường bắt buộc phải có 2 thấu kính ở phía sau để phù hợp với cơ chế hoạt động gương lật, đáp ứng khoảng cách giữa ống kính và cảm biến của máy. Ống kính Leica M thì không bị hạn chế bởi yếu tố này, nên chúng thường nhỏ hơn, nhẹ hơn và chất lượng ảnh thì thường là tốt hơn rất nhiều.

Leica vẫn cho thấy chất lượng vượt trội và công thức của hãng vẫn còn là một bí mật 

Khả năng tạo Micro-contrast cao của một ống kính sẽ được tối ưu nhất khi nguồn sáng mềm mại và giàu tính tương phản, đồng thời sự phản xạ nội bộ trong ống kính cũng được tối giản tuyệt đối. Micro-contrast không liên quan đến độ nét. Trong một nghĩa nào đó, ống kính có micro-contrast cao có thể tái tạo thị giác con người: chúng ta nhìn vào toàn bộ bức ảnh chứ không zoom và nhìn vào các chi tiết nhỏ. Chúng ta thấy một hình ảnh “giống thật” nhất khi có sự hoà hợp về màu sắc và chiều sâu. Leica không bao giờ dẫn đầu trong cuộc chiến về megapixels, đơn giản là nó không cần: ảnh chụp từ Leica luôn có chất, và luôn “giống thật” không phải vì nó đạt độ nét hoàn hảo cho từng chi tiết, mà vì nó tái tạo toàn bộ khung hình với dải màu sâu và gần với mắt người nhất.

Leica Glow

Một trong số những đặc điểm về quang học hay bị hiểu nhầm nhất của Leica chính là “Leica Glow”. “Leica glow” giống như một đám mây mờ xung quanh chi tiết highlight, không phải là tính năng mà những kỹ sư của Leica cố tình sản xuất ra và tự hào về nó, đơn giản, nó là những quang sai và hiệu ứng quang học không thể tránh khỏi trong những ống kính khẩu lớn, và thường ở những ống kính góc rộng. Hiệu ứng Glow này mang lại cho ống kính Leica một đặc điểm riêng biệt, trong nhiều trường hợp thì rất hữu dụng. 

Điều làm nên sự khác biệt của Leica Glow với hiệu ứng Glow của các hãng khác chính là Leica vẫn đảm bảo có độ tương phản và micro-contrast tốt, kể cả khi có hiệu ứng đám mây mờ. Ống kính của các hãng khác mặc dù cũng có hiệu ứng Glow, nhưng độ tương phản thì cực thấp và đa phần làm cho các bức ảnh khó có thể sử dụng được.

Hiệu ứng Glow với ống kính Leica Noctilux 50mm f/1 tập trung nhiều vào khu vực out nét, với ánh sáng phù hợp nó có thể làm vùng da mẫu như toả sáng từ bên trong.

Nhưng không phải tất cả ống kính Leica đều có hiệu ứng này. Các ống kính ASPH hiện tại đã khắc phục được tối đa tất cả các hiện tượng quang sai. Các ống kính Summilux, Summicron cũ hơn (ngoại trừ 50mm f/2) đều có hiện tượng này. Kết hợp với micro-contrast tốt, hiệu ứng Glow lại cho ra những bức ảnh rất khác biệt, tạo nên chất riêng biệt của Leica so với phần còn lại.

Hiệu ứng Glow thường xuất hiện ở khẩu lớn nhất, và biến mất hoàn toàn khi khép xuống f/4. Có một vài trường hợp ngoại lệ trong số những ống kính mới mà hiệu ứng này vẫn xuất hiện là ống kính Leica Vario-Elmarit-SL 24-90mm f/2.8~4 và ống kính Leica Vario-Elmar-T 18-56mm f/4.5~5.6. Những ống kính zoom của Leica-R cũng có hiện tượng này.

Thiết kế ống ngắm (Viewfinder)

Một yếu tố không rõ ràng, nhưng lại khá quan trọng góp phần tạo nên “Chất Leica” chính là thiết kế ống ngắm của những chiếc máy ảnh Leica M. Không giống như máy SLR, ống ngắm của Leica M luôn luôn sáng rực, bất kể khẩu độ của ống kính là bao nhiêu. Điều này làm cho việc lấy nét trên Rangefinder cũng rất dễ chịu. Ngoài việc ống ngắm luôn luôn sáng, thiết kế rangefinder cũng có một số đặc điểm đặc biệt sau:

  1. Nó không thể hiện Độ sâu trường ảnh (DOF) và độ méo của góc nhìn trên ống kính. Điều này có thể không thuận tiện, nhưng đa phần những người đã quen với rangefinder lại cho rằng đó không phải là vấn đề. Theo quan điểm của họ, điều này giúp cho họ không bị mất tập trung bởi những hiệu ứng “tiêu cực” của ống kính mà chỉ tập trung vào “nội dung và bố cục” của bức ảnh. Thay vì tập trung vào việc DOF sẽ được tái hiện ra sao, ống kính sẽ cho ra hiệu ứng tiêu cự như thế nào, họ lại tập trung hơn vào nội dung và sự hoà hợp về hình ảnh.

  2. Ống ngắm của Leica M có góc nhìn không thay đổi. Với những ống kính dài hơn 28mm, frameline sẽ hiện ra nhỏ hơn trong ống ngắm. Điều này giúp người chụp có thể nhìn rõ sự vật hay con người trước khi họ bước vào khung hình, giúp cho việc bố cục và chuẩn bị sẽ dễ dàng hơn. Đặc điểm này rất hữu ích với việc chụp đường phố và candid, khi sự chuẩn bị và yếu tố may mắn đóng vai trò quan trọng.

  3. Trong hầu hết các máy rangefinder, độ phóng đại của ống ngắm là 0.75x-1x, và không thay đổi với bất kỳ ống kính nào. Nó giúp người chụp có thể mở cả 2 mắt và để ý tốt hơn đến môi trường xung quanh. Hầu hết những người chụp đường phố đều dần dần chuyển từ SLR sang rangefinder. Điều thú vị là, với cả ảnh chân dung và phong cảnh, việc chụp với rangefinder cũng đem lại những chất riêng biệt và ấn tượng.

  4. Do ống ngắm không liên hệ với cơ chế của màn trập, khi chụp ống ngắm sẽ không bị đen hay mờ đi. Nó giúp người chụp có thể nhìn khung cảnh khi họ bấm nút. Với người chụp SLR, họ sẽ bị mù trong khoảnh khắc bấm nút chụp và không kiểm soát hay dự đoán được hình ảnh trong khoảnh khắc đó là gì. Đó là lý do tại sao bức ảnh chụp với Leica M thường ít mang yếu tố “may mắn” hơn do người chụp đã kiểm soát hoàn toàn khoảnh khắc mà họ quyết định.

Lấy nét bằng tay

Điều này nghe sẽ vô lý với rất nhiều người, nhưng việc lấy nét bằng tay với rangefinder đôi khi lại nhanh hơn lấy nét tự động, và đặc biệt, đáng tin cậy hơn trong điều kiện thiếu sáng. Khi lấy nét bằng tay với ống kính SLR, sử dụng cơ chế lấy nét cắt, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian quay đi quay lại để xác định xem chủ thể đã đúng nét chưa. Với ống kính khẩu lớn thì không vấn đề gì, nhưng với ống kính khẩu nhỏ thì ống ngắm sẽ rất thiếu sáng. Còn với rangefinder, ống ngắm luôn luôn sáng, bất kể khẩu độ là bao nhiêu đi nữa và bạn sẽ không phải đoán mò: nếu bạn nhìn thấy 2 hình ảnh, tức là out-net, nếu bạn chỉ thấy một, bạn lấy nét chắc chắn chuẩn.

Tuy nhiên, không có “cơ chế lấy nét liên tục bằng tay” đối với máy ảnh Leica M. Đây là một hạn chế mà người chụp Leica M phải biết cách sử dụng để chup những chủ thể chuyển động. Thay vì chụp liên tục và hy vọng có một bức ảnh đúng nét, bạn phải nắm bắt được chuyển động của chủ thể, lấy nét trước vào khu vực bạn cần và bấm nút chụp khi chủ thể đi vào khu vực đó. Nghe thì có vẻ khó, nhưng một khi bạn đã làm chủ được kỹ thuật này, nó còn đáng tin cậy hơn là cơ chế “đuổi nét” (tracking) với lấy nét tự động.

Không có ma thuật kỳ diệu nào ở đây cả, nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố vật lý và quang học, đến cảm nhận của con người để tạo nên một bức ảnh đặc biệt từ Leica. Những ảnh chụp từ Leica không chỉ khác biệt đến từ những ống kính của nó, mà cách chụp của nó cũng khác biệt với đa số phần còn lại. Với các công nghệ hiện đại như ngày nay, việc tái tạo lại “Chất Leica” bằng công đoạn hậu kỳ là hoàn toàn có thể, nhưng để có ngay khi vừa chụp xong mà không mất thời gian với Photoshop, thời gian ngồi trên máy tính thực sự là một giá trị cần phải được trân trọng đúng mức.

>>> Xem ngay những mẫu Máy ảnh Leica chính hãng với giá tốt nhất trên thị trường cùng nhiều quà tặng “chất” chỉ có trong dịp này.

 

Nguồn: artphotoacademy.com
Biên dịch: vsion.vn

 

TecHland Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh phân phối các sản phẩm máy ảnh chuyên nghiệp, cùng đội ngũ nhân viên trẻ được đào tạo chuyên sâu sẵn sàng tư vấn giúp khách hàng lựa chọn các sản phẩm phù hợp nhất. 

Showroom: 16 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội 

Điện Thoại: 043 9365 333

Website: https://techland.com.vn/

TecHland

Recent Posts

Tóm tắt những thông tin nổi bật từ sự kiện Apple Scary Fast

Apple đã tổ chức một sự kiện đặc biệt có tên "Scary Fast" để giới…

1 năm ago

THÔNG BÁO CHUYỂN ĐỔI FANPAGE MỚI TẠM THỜI TECHLAND

Thân chào Quý Khách Hàng, Thời gian qua, TecHland vô cùng trân trọng và cảm…

1 năm ago

Apple Vision Pro – Kính thực tế tăng cường chính thức ra mắt tại WWDC 2023.

Vision Pro là “One More Thing" được Apple giới thiệu sau nhiều năm được đồn…

1 năm ago

“Chiêc Túi Biết Hát” Sự Kết Hợp Độc Đáo Giữa Balenciaga và Bang & Olufsen

Trong một buổi diễn thời trang của hãng thời trang Balenciaga. Hãng thời trang này…

2 năm ago

LOA BLUETOOTH DI ĐỘNG FENDER INDIO 2: Nguồn cảm hứng từ Fender’s ’59 Bassman amplifier

Sở hữu ngoại hình được lấy cảm hứng từ chiếc amply Fender’s ’59 Bassman, Indio…

2 năm ago

TAI NGHE KHÔNG DÂY SENNHEISER MOMENTUM TRUE WIRELESS 3: MỨC GIÁ HẤP DẪN VỚI NHIỀU NÂNG CẤP CẢI TIẾN

Momentum True Wireless 3 là mẫu tai nghe true wireless cao cấp nhất của Sennheiser. Đây…

2 năm ago