Lịch sử của chiếc máy ảnh Rangefinder bắt đầu từ lúc Oscar Barnack cho ra mắt mẫu máy Leica A, loại máy khởi đầu cho thời kỳ chụp ảnh bằng phim 35mm. Đến ngày nay, sau 75 năm máy ảnh Rangefinder vẫn có mặt trong túi xách của nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoặc các tài tử điện ảnh. Điều gì làm nên sức hút của máy ảnh Rangefinder ?
Chiếc máy ảnh Leica A – khởi đầu cho thời kỳ chụp ảnh bằng phim 35mm
Máy ảnh Rangefinder không dùng chức năng TTL (ngắm và lấy nét qua ống kính), thay vào đó việc lấy nét của máy ảnh Rangefinder được thực hiện thông qua cơ chế kính ngắm trắc viễn có thể cho hành ảnh trùng nét hoặc hiện thị bằng điện tử.
Kính ngắm trắc viễn là thiết bị xác định khoảng cách đến đối tượng được chụp bằng cách sử dụng nguyên lý phép đo tam giác.
Dù thực chất loại tín hiệu cần đo là gì thì độ chính xác của thiết bị này tuỳ thuộc vào chiều dài cơ sở hữu dụng, ở trường hợp máy ảnh Rangefinder dựa vào khoảng cách vật lý giữa thiết bị tạo ảnh ba chiều và gương trắc viễn/ lăng kính 5 mặt hình ảnh sẽ được nhân lên do sự phóng đại của ống ngắm. Chiều dài cơ sở hữu dụng càng dài, độ chính xác của kính trắc viễn càng cao.
Biểu đồ cho thấy cơ chế quang – trắc trùng lặp được sử dụng chung cho nhiều máy ảnh Rangefinder
Gương phản chiếu bán phần (A) và lăng kính 5 mặt (E) tạo nên hai hình ảnh trong ống ngắm – ảnh tĩnh (H) (qua gương phản chiếu bán phần) và ảnh phụ (I) (qua lăng kính 5 mặt). Ống kính được kết hợp với (E) bằng cách quay chỉnh, do đó, trong lúc ống kính được quay để lấy nét, người ta thấy ảnh phụ di chuyển ngang qua ống ngắm. Khi ảnh tĩnh và ảnh phụ trùng khít lên nhau, việc lấy nét hoàn tất.
Một số máy ảnh RF (vd : Leica M6, Konica Hexar RF và Bessa R) còn cho phép lấy nét bằng cách tách các mép riêng biệt của ảnh tĩnh và ảnh phụ, giúp cho việc lấy nét được chính xác hơn rất nhiều.
Phương thức này rất chính xác khi hoạt động trong một phạm vi tiêu cự nhất định. Ví dụ, Leica M6 với chiều dài cơ sở hữu dụng 40.16 – 58.86 (tuỳ loại máy) được thiết kế để hoạt động với các ống kính tiêu cự không dài quá 135mm. Ống kính càng dài, việc lấy nét càng ít chính xác.
Trái lại, với những ống kính tiêu cự trung bình và rộng, máy ảnh Rangefinder lấy nét với một độ chính xác đến kinh ngạc.
Ống ngắm trắc viễn điện tử sử dụng nguyên lý khác nhau không đáng kể. Thay vì có các hình ảnh trùng nhau qua ống ngắm, máy ảnh chiếu chùm sáng (hoặc là hồng ngoại hoặc là trong bước sóng mắt người có thể nhìn thấy được) về phía chủ đề, nhờ ánh sáng phản chiếu trở lại sau đó xác định khoảng cách từ chủ đề đến máy. Như vậy, ống kính lấy nét dựa trên khoảng cách do máy ảnh cung cấp. Ống ngắm trắc viễn điện tử được sử dụng rộng rãi cho các máy chụp ảnh tự động (PnS) và một số máy Rangefinder hiện đại.
Việc ngắm và bố cục khung ảnh ở máy ảnh Rangefinder được thực hiện qua ống ngắm kết hợp với phần trắc viễn. Bên cạnh việc lấy nét, ống ngắm của máy ảnh Rangefinder còn thể hiện cho thấy các khung ngắm phác hoạ phạm vi tương ứng với vùng được ống kính bao quát. Vùng ngắm được tạo ra bằng quang học hoặc bằng điện tử, hiển thị bởi một màn hình LCD nhỏ.
Máy ảnh Rànginder với các ống kính thay đổi được có cài đặt sẵn một số hiển thị gióng khung, chúng có thể sẽ hiển thị hoặc tự động (với loại máy ảnh có gắn ngàm), hoặc cố định (với loại vặn răng).
Cách ngắm không theo phương thức xuyên qua ống kính – TTL rõ ràng là sẽ gặp vấn đề với việc chụp cận cảnh. Khi máy ảnh RF lấy nét vào đối tượng chụp cách xa khoảng cách dưới 2m, thì thị sai giữa trục quang học của ống kính chụp và ống ngắm sẽ gia tăng, có thể dẫn đến những sai sót trầm trọng về bố cục mà người chụp không thể nhìn thấy. Bạn chỉ có thể thấy thị sai về trục quang học này thể hiện rõ ở trên tấm ảnh.
Vì thế, trên thực tế, bất cứ máy ảnh Rangefinder hiện đại nào cũng đều có ống quang trắc viễn gọi là thiết bị “tự động điều chỉnh thị sai” để hắt những khung hình được lấy nét lên ống kính – nhằm hoá giải những sai sót khi lấy nét cận cảnh.
Máy ảnh Rangefinder đôi khi phải sử dụng ống ngắm rời. Ống ngắm không theo quy cách TTL thì không thể hiển thị được 100% tầm nhìn đối với các ống kính rộng và siêu rộng (<28mm). Bởi vì loại ống kính dành cho Rangefinder với góc thu ảnh siêu rộng này được thiết kế để hoạt động với các ống ngắm phụ gắn vào đế gài – Hotshoe phía trên máy. Người sử dụng bố cục ảnh bằng cách sử dụng ống ngắm gắn ngoài và lấy nét bằng cách sử dụng ống ngắm tích hợp sẵn
Do không có chuyển động của gương lật, nên máy Rangefinder ít gây ra những rung lắc hơn. Máy ảnh Rangefinder có khả năng chụp ở tốc độ chậm hơn từ 2-3 nấc dưới tốc độ chụp an toàn tối thiểu theo cách cầm tay được thiết lập bởi quy tắc quy đổi với tiêu cự của ống kính mà không lo hình chụp bị mờ.
Hiệu năng quang học của máy rangefinder cũng cao hơn, do không cần phải có khoảng cách tối thiểu giữa ống kính và màn trập nên ống kính của máy Rangefinder không có thiết kế “kéo dài khoảng cách hội tụ” (Retrofocus) từ đó có được những lợi thế đáng kể về chất lượng quang học đối với các ống kính tiêu cự trung bình và các ống kính góc rộng. Đơn giản là: có thể chụp với khẩu độ f/2.0 mà kết quả chất lượng quang học thu được tương tự như chụp ở f/5.6 – một điều như mơ với những người ưa chụp đường phố.
Máy ảnh Rangefinder với thiết kế gọn nhẹ, sự sắc bén riêng trên đường phố, xử lý dưới ánh sáng yếu, chụp người … đang trở lại mạnh mẽ mặc cho xu hướng hiện đại ngày nay. Leica đã và đang là ngọn cờ đầu trong việc duy trì và phát triển dòng máy ảnh này.
>>> Xem ngay MÁY ẢNH LEICA – CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH HUYỀN THOẠI để biết thêm thông tin về hãng phát triển máy rangefinder danh tiếng nhất hiện nay.