4 ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ THẤU KÍNH PHI CẦU ASPHERICAL

Trên những ống kính cao cấp chúng ta thường thấy những ký hiệu như ASPH hay ASP, vậy những ký hiệu đó có ý nghĩa gì? 

1. Thấu Kính phi cầu – Aspherical Lens (ASPH hay ASP) là gì ?

Aspherical Lens – Thấu kính phi cầu (ASPH hay ASP ) là ký hiệu dùng để chỉ đặc tính kỹ thuật vật liệu của thấu kính mà cho người dùng biết được trong ống kính có sử dụng một hoặc nhiều thấu kính có hình dạng đặc biệt dùng để giảm thiểu hiện tượng cầu sai.

 

Thấu Kính Phi Cầu Aspherical Lens khắc phục hiện tượng cầu sai

Thấu kính phi cấu Aspherical Lens khắc phục hiện tượng cầu sai

 

2. Phân biệt giữa cầu sai và sắc sai

Cầu sai (aspherical aberration) là hiện tượng các tia sáng đơn sắc song song khi đi qua thấu kính, không khúc xạ đồng hội tụ tại cùng một điểm. Hệ quả là ảnh sẽ mất nét và độ phân gải quang học (MTF- modulation transfer function) thấp.

 

Cầu sai

Hiện Tượng Cầu sai (aspherical aberration)

 

Tránh nhầm lẫn với hiện tượng sắc sai (chromatic aberration) – là hiện tượng các góc ló của các quang phổ khác nhau do vận tốc ánh sáng của các quang phổ khác nhau.

 

Hệ quả của hiện tượng cầu sai là ảnh sẽ mất nét và độ phân giải quang học thấp

 

Aspherical lens đúng như tên gọi là thấu kính phi cầu, nó không mang hình dáng của thấu kính bình thường là hình cầu mà thiết diện của nó được thiết kế thay đổi liên tục sao cho khoảng cách từ thấu kính đến tiêu điểm hội tụ (tiêu cự của thấu kính) là hằng số khi một chùm sáng đơn sắc song song đi qua.

 

Thiết diện của thấu kính phi cầu thay đổi liên tục sao cho tia khúc xạ luôn đồng hội tụ tại một điểm

 

3. Sản xuất thấu kính phi cầu Aspherical

Có lúc việc sản xuất thấu kính này tưởng chừng như là điều hoang tưởng. Năm 1968, Nikon là nhà sản xuất đầu tiên ở Nhật Bản trong việc chế tạo thấu kính phi cầu, nhưng mãi đến năm 1980 mới trở nên phổ biến. 

 

sản xuất thấu kính phi cầu

Hai phương pháp sản xuất thấu kính phi cầu: Mài và đúc khuôn 

 

4. Các phương pháp sản xuất thấu kính phi cầu

Phương pháp mài chính xác (Precision ground)

Đây là phương pháp sản xuất đầu tiên được áp dụng, sử dụng máy mài tốc độ cao, mài chính xác đến từng nanomet.

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là để chế tạo được một thấu kính phi cầu cần rất nhiều thời gian và phải sử dụng thuỷ tinh có mật độ kết cấu cao, siêu cứng.

 

ống kính phi cầu Asph

Các mẫu ống kính máy ảnh Leica sử dụng máy mài tốc độ cao, chính xác đến từng nanomet >>> Xem Ngay

 

Phương pháp đúc chính xác (Precision Mold Glass)

Đây là phương pháp thứ hai được ra đời năm 1998. Phương pháp này đặt thấu kính hình cầu bình thường vào trong khuôn sau đó đun với nhiệt độ cao và ép chặt lại bằng áp suất để tạo phi cầu cho thấu kính.

Với phương pháp này, vấn đề về chi phí được giảm so với phương pháp thứ nhất, hơn nữa nó còn có thể chế tạo bất cứ hình dáng “phi cầu” nào. Đặc biệt là cho thấu kính có bề mặt cực lớn.

Phương pháp cấy ghép hình dạng phi cầu (Hybrid Aspherical)

Đây là phương pháp được các nhà sản xuất áp dụng cho những dòng ống kính tiêu chuẩn, do chi phí sản xuất của 2 phương pháp trên rất cao và không sản xuất được nhiều chủng loại.

Phương pháp này dung một mảnh nhựa thông có hình dạng phi cầu ép lên trên thấu kính và dung đèn tia cực tím để hàn chặt với thấu kính.

 

phương pháp hybrid aspherical

Phương pháp Hybrid Aspherical

 

thấu kính phi cầu áp dụng phương pháp cấy ghép

Thấu kính phi cầu áp dụng phương pháp cấy ghép Hybrid Aspherical 

 

Về mặt kỹ thuật, việc chế tạo những ống kính aspherical hoàn toàn không thuận lợi như khi làm với những thấu kính hình cầu bình thường. Với những ống kính khẩu độ lớn hay thấu kính góc rộng đặc biệt khó khăn khi làm bề mặt thấu kính phi cầu. Lý do là hầu hết tia sáng bị méo khi đi qua những thấu kính loại này, mà việc chỉnh sửa nó thành bề mặt phi cầu không phải một việc làm dễ.

Nhưng nó vẫn có ưu điểm cần ghi nhận, đối với ống kính zoom, một hoặc hai thành phần của ống kính loại này có thể thay thế một số lượng lớn các phần tử khác nhưng vẫn đạt kết quả tương tự hoặc tốt hơn. Qua đó, làm giảm chi phí sản xuất, làm kích thước nhỏ gọn hơn các loại thông thường. 

Nói chung, để có thể đáp ứng được nhiều yêu câù đòi hỏi khác nhau, các loại ống kính có tính năng khác nhau cũng được sản xuất nhiều hơn. Trước đây, do chi phí sản xuất cao và vật liệu gốc khá hiếm nên hầu hết các nhà sản xuất, cũng như các nhà sở hữu công nghệ làm ra ống kính này chỉ hạn chế sản xuất nó cho những nhu cầu thực sự cần thiết.

Dù sao, sự tồn tại của ống kính Aspherical đã làm nên một cú hích mạnh trên thị trường. Mỗi ống kính đại diện cho một số ứng dụng cụ thể để sử dụng trong khoa học cũng như công nghiệp.

 >>> Xem ngay CẶP ĐÔI HOÀN HẢO DÀNH CHO CHIẾC MÁY ẢNH LEICA SL 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02438524524