Cách giảm thiểu lỗi khấu hao trên SSD của M1 MacBook

Như các bạn đã được biết thì những chiếc MacBook M1 mới của Apple đang gặp tình trạng ổ SSD bị khấu hao khá nghiệm trọng. Điều này sẽ gây ra khá nhiều bất tiện vì việc SSD lướt đọc và ghi quá nhanh trong một khoảng thời gian ngắn sẽ dẫn tới việc ổ cứng của bạn sẽ bị giảm tuổi thọ một cách đáng kể. Hơn nữa, một chiếc SSD mà bị khấu hao nhiều thì nó sẽ chạy chậm đi hoặc tệ hơn, dữ liệu trong ổ sẽ bị mất. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể giảm thiểu được tình trạng này? 

Mời các bạn tham khảo máy tính laptop MacBook Pro M1 chính hãng với giá thành ưu đãi nhất tại TecHland

 

1. Điều gì dẫn đến việc ổ SSD bị khấu hao?

Như mình nói ở trên thì sự khấu hao của ổ SSD sẽ đến từ việc nó đọc hay viết một số lượng thông tin bất kỳ. Điều này ảnh hưởng tới tất cả các ở SSD chứ không chỉ trong mỗi máy Mac. Kể cả khi các bạn không lưu file hay mở file thì ổ SSD vẫn luôn luôn chạy những tác vụ ngầm. Cái giới hạn của tổng số lượng dữ liệu mà một ổ có thể viết được trước khi nó hỏng được gọi là TBW (Total Bytes Written). Thường thì ổ SSD 250GB sẽ có số TBW lên tới hàng trăm Terabyte trước khi gặp sự cố, đủ để có thể dùng trong vòng 10 năm. Nhưng trên dòng máy MacBook M1 thì tình trạng khấu hao nó nghiêm trọng hơn khá nhiều, nhiều người ước tính rằng ổ SSD trên dòng máy M1 chỉ có thể trụ được tầm 2 năm trước khi xảy ra lỗi.

Mình đã tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm tình trạng này và nó nghiệm trọng hơn mình nghĩ, chỉ với những tác vụ rất đơn giản như lướt web, xem phim, và gõ văn bản trong vòng 5 ngày, ổ SSD 256GB từ MacBook Air M1 viết hơn 500GB dữ liệu trong một ngày. Các bạn cũng có thể tự kiểm tra con số này bằng cách mở Activity Monitor >>>> Memory >>>> Kernel Task. Ở cột bên phải ngoài cùng thì các bạn có thể thấy được tổng số dữ liệu mà máy đang viết vào trong ổ SSD. 

Vậy tại sao tình trạng này được khuếch đại trên máy Mac M1? Mình nghĩ nó là bởi vì Rossetta 2. Rossetta 2 là một môi trường biến đổi code từ x86 sang ARM, được Apple làm ra để cải thiện tương thích giữa các ứng dụng chưa được nhà phát triển tối ưu hóa cho cấu trúc ARM. Đối với những ứng dụng chưa tương thích và sử dụng ngôn ngữ đa nền tảng như JavaScript, ví dụ như là các browser như Chrome, Firefox. Thì để chạy nó sẽ phải qua một quá trình gọi là Just-in-time compile (tạm dịch là vừa chạy vừa biên dịch mã). Thường thì đối với những bộ vi xử lý x86, quá trình này được diễn ra ở trong bộ nhớ RAM, nhưng vì chip M1 trên máy Mac lại dùng kiến trúc ARM, vậy nên, để trải nghiệm để có thể mượt mà nhất, Apple đã để quá trình chuyển code từ x86 ra ARM diễn ra trong SSD và RAM chỉ việc biên dịch code ARM cho chip M1 chạy mà thôi. Cái việc biên dịch code này là một trong những lý do chính dẫn đến việc ổ SSD bị khấu hao nhiều đến như vậy. 

2. Cách giảm thiểu tình trạng này 

Hiện nay thì mình chỉ có thể hạn chế được điều này bằng cách sử dụng những ứng dụng nào đã tương thích hoàn toàn với chip ARM, và hạn chế dùng những app nào chưa được hỗ trợ chính thức. Mình thấy những người dùng trên mạng đã chuyển sang dùng Safari thay vì Chrome hay Firefox. Nếu cực chẳng đã phải dùng những ứng dụng chưa tương thích hoàn toàn thì các bạn có thể dùng xong rồi Quit ngay lập tức. Sau khi chuyển sang chỉ sử dụng mấy ứng dụng đã được hỗ trợ hoàn toàn trong khoảng 3 ngày, tình trạng khấu hao đã được giảm thiểu một cách đáng kể, thay vì 500GB một ngày, nó chỉ dừng lại dưới 100GB một ngày, cải thiện hơn gấp 5 lần. 

Mình nghĩ tình trạng ổ SSD bị khấu hao sẽ càng ngày càng được cải thiện qua những lần update phần mềm. Hơn nữa, càng nhiều nhà phát triển đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi code từ x86 sang ARM để có thể tương thích được với Mac chạy chip M1. Như bao công nghệ mới thì bước đầu trong việc áp dụng cũng sẽ gặp nhiều trở ngại và khó khăn. Các bạn có thể tham khảo những ứng dụng được hỗ trợ chính thức trên ARM tại đường link này. 

>>> Xem ngay những mẫu Máy Tính Laptop MacBook Air M1 chính hãng với giá thành ưu đãi nhất 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02438524524